DetailController

Vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ có thể bị phạt đến 100 triệu đồng

Ngày 13/6/2019, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định số 51/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ

Để tăng cường biện pháp quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, ngày 13/6/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 51/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ. Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2019 và sẽ thay thế cho Nghị định 64/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ và và Nghị định 93/2014/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 64/2013/NĐ-CP. Những nét mới nổi bật của Nghị định 51/2019/NĐ-CP so với Nghị định cũ có thể kể đến là việc bổ sung thêm các biện pháp khắc phục hậu quả lên đến 10 biện pháp thay vì chỉ có 03 biện pháp khắc phục hậu quả như trước đây. Đặc biệt Nghị định 51/2019/NĐ-CP ra đời đã bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ (quy định tại Điều 32 của Nghị định), điều mà tại Nghị định trước đây không có.

Nghị định này bao gồm 4 chương và 37 điều quy định đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ, cá nhân, tổ chức phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Theo đó, mức phạt tiền tối đa trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung. Trong đó, một số hành vi vi phạm có mức xử phạt rất nặng, điển hình như “Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao”, đồng thời bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, trang thiết bị, phương tiện đối với công nghệ chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam”.

Ngoài ra Nghị định mới còn có một số nội dung khác, có thể tham khảo toàn văn nội dung Nghị định 51/2019/NĐ-CP tại đây.

Duy Khánh - phòng Thanh tra - Pháp chế

ViewElegalDocument

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương